Bàn phím Baclit của biên bản E6430 khá ấn tượng với khả năng chống nước cao, đọ nảy của phím tốt và khoảng cách giữa các phím vừa phải không quá xa hay quá gần, phần chiếu nghỉ tay để nhập liệu khá rộng rãi và thoải mái nên thao tác nhập liệu khá dễ dàng mà không gặp bất kỳ chút trục trặc nào. Với laptop cũ dell latitude e6430 thì khi bấm phím Fn+các mũi tên bên phải, người dùng có thể cấu hình đèn nền của bàn phím với lựa chọn giữa năm chế độ gồm: tắt, độ sáng 25%, 50%, 75% và 100%. Nhưng ngay cả khi đèn nền bàn phím được thiết lập ở 100% thì ánh sáng không thật sự sáng vì đèn nền chỉ tỏa sáng tại các khe ở giữa các phím.
Ngoài “nhược điểm” là kích thước hơi nhỏ so với các loại máy tính xách tay thông thường thì touchpad của máy làm việc khá trơn tru, thao tác chính xác và hỗ trợ tốt các thao tác cảm ứng đa điểm như thao tác dùng hai, ba ngón tay để xoay ảnh, phóng to … khá thuận tiện. Hai nút chuột trái phải tách biệt có khả năng phản hồi tốt.
Ngoài touchpad thì Latitude E6430 còn tích hợp phím Pointing Stick nằm giữa phím G và phím H. Nhưng so với Trackpoint mà Lenovo trang bị cho dòng ThinkPad thì phím Pointing Stick của Dell lại có thiết kế tương đối thấp so với các phím xung quanh vì vậy mà người dùng cũng sẽ gặp một chút khó khăn khi muốn chạm vào. Nếu Dell muốn tiếp tục giữ nguyên thiết kế phím điều hướng này trên các sản phẩm laptop dành cho doanh nhân thì cần phải xem xét lại thiết kế này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét